Chiến lược phát triển nhà trường 2010 – 2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.

( Điều chỉnh từ tháng 6 năm 2012)

 

          Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2010- 2011; và năm học 2011- 2012; sau khi rà soát, đối chiếu với kế hoạch chiến lược giai đoạn 2010- 2015, Trường THCS Hoàng Hoa thám điều chỉnh kế hoạch chiến lực từ năn 2012 đến năm 2015 như sau.

I) PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1) Đặc điểm tình hình

Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám thuộc phường Cốc Lếu thàh phố Lào Cai.

Phường Cốc Lếu là phường trung tâm phía bắc thành phố Lào Cai, diện tích tự nhiên 1.2 km 2, có 2651 hộ với 10.730 nhân khẩu gồm 15 dân tộc, toàn phường có 43 tổ dân phố.

          Phường Cốc Lếu có mặt băng dân trí cao, phường có 7 trường: 4 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở chất lượng giáo dục của các trường trên địa bàn phường tốt.

II) ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC.

 1) Sứ mạng.

 Tạo dựng Trường THCS hoàng hoa Thám có môi trường học tập về nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

 2) Xác định giá trị cơ bản.

 – Tình đoàn kết, Lòng tự trọng, tính sáng tạo.

 – Lòng nhân ái, tính trung thực, khát vọng vươn lên.

 – Tinh thần trách nhiêm, sự hợp tác.

 3) Xây dựng tầm nhìn.

 – Đến năm 2015 Trường THCS Hoàng Hoa Thám là một trong những trường hàng đầu của thành phố Lào Cai mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyên, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc

 III) MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC.

           Dự báo đến năm 2015 phường Cốc Lếu có: 2750 hộ, dân số: 125000 người .

 1) Mục tiêu chung.

 Tạo đư­ợc sự xoay chuyển căn bản có chiều sâu, bền vững của nhà tr­ường về tất các mặtcụ thể.

 – Đổi mới quản lý và nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

 – Nâng cao chất lượng đội ngũ một cách vững chắc.

  Tập trung chỉ đạo đổi mới ph­ương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và các khâu trong quá trình giáo dục.

  Đổi mới giáo dục đạo đức học sinh hư­ớng tới mục tiêu: Học sinh tự giác học tập và rèn luyện.
 – Tăng cường  giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

 –  Tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc, giảng day của cán bộ giáo viên, nhân viên. Tiếp tục đầu tư cải tạo cảnh quan trường lớp.

 –  Nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia và phong trào thi đua  Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

 –  Đưa công tác kiểm định chất lượng giáo dục vào nền nếp tốt.

           2) Mục tiêu cụ thể.

           a) Quy mô trườg lớp.

           – Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia.

           – Năm học 2014 – 2015 có quy mô trường: 18 lớp với 600 học sinh.

           b) Cán bộ, giáo viên, nhân viên.

           – Cán bộ quản lý: 3 người đạt chuẩn theo quy định, có năng lực quản lý, chuyên môn tốt. Năng động, sáng tạo, đáp ứng được công tác quản lý trong tình hình mới.

           – Giáo viên: Biên chế đủ theo quy định, có đủ giáo viên các bộ môn: Có phẩm chất đạo đức tốt, 100% đạt chuẩn, trong đó có 70% có trình độ trên chuẩn, có năng lực chuyên môn vững vàng. 100%  giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính vào dạy, học, đổi mới phương pháp dạy học tích cực.

           Có 60% đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 35% đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

           – Nhân viên: Đủ theo quy định , có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng tốt các lĩnh vực đảm nhiệm.

           Cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức nền nếp tốt hết lòng vì học sinh thân yêu.

           c) Cơ sở vật chất.

           – Quản lý và sử dụng tốt, có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.

 – Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học:

 + Sắp xếp bố trí mỗi tổ chuyên môn có 1 phòng riêng: có 1 máy tính để tổ chuyên môn hoạt động.

 d) Chất lượng giáo dục.

 – Phấn đấu chất lượng giáo dục đướng ở tốp đầu của thành phố tăng nhanh học sinh

 giỏi các cấp, đỗ vào trường THPT chuyên, và các trường THPT có chất lượng tốt.          (Có biểu chi tiết kèm theo).

 e) Thi đua:

 – Trường: đạt trường tiên tiến xuát sắc.

 Các tổ chức đoàn thể hoạt động tốt.

 IV) CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU

           1. Ch­ương trình và kế hoạch giáo dục

         Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch biên chế năm học hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạocủa UBND tỉnh Lào Cai.

         Tổ chức Bồi dư­ỡng học sinh giỏi một tuần 1 buổi, phụ đạo học sinh yếu :1 tuần 3 buổi chiều tại trư­ờng đảm bảo quản lý chặt chẽ chất l­ượng dạy và học.

         Thực hiện dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của ch­ương trình giáo dục phổ thông đã đ­ược ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BG&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  Thực hiện dạy tích hợp nội dung  nội dung: cuộc vận động:  Học tập và làm theo tấm gư­ơng đạo đức Hồ Chí Minh ở một số môn học và các hoạt động ngoại khoá. Giáo dục: Bảo vệ môi trư­ờng ở cấp THCS ở 7 môn (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Sinh học, Vật lý, Công nghệ).         

 Thực hiện nội dung giáo dục địa ph­ương theo h­ướng dẫn số 904/SGD&ĐT-GDTrH ngày  18/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

           Tiếp tục day 2 ngoại ngữ : tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

            Dạy học tự chọn: Thực hiện theo h­ướng dẫn số 8607/BGD-GDTrH ngày 16/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạoDạy môn tự chon Tin học .

 Đầu tư bồi d­ưỡng học sinh giỏi để tham gia cuộc thi : Giải toán, tiếng Anh qua mạng Internet các cấp. Tham gia dủ các môn thi học sinh giỏi đảm bảo chất lượng tốt.

2. Xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên.

2.1. Xây dựng đội ngũ.

 Tiếp tục thực hiện cuộc vận động  Học tập và làm theo tấm g­ương đaọ đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động  Mỗi thầy cô giáo là 1 tấm g­ương đạo đức tự học và sáng tạovà các cuộc vận động khác, qua đó giáo dục ý thức tự giác, trách nhiệm, l­ương tâm nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên, nhân viên với học sinh.

– Tăng cường đào tạo , bồi dưỡng CBQL, giáo viên: tiếp tục bố trí, cử CBQL, giáo viên đi học đại học nâng cao trình độ, học ngoại ngữ, chính trị.

 – Bồi dưỡng giáo viên thông qua kiểm tra, Hội giảng, lựa chọn giáo viên có năng lực làm nòng cốt cho các bộ môn.

 – Những giáo viên không có khả năng bồi dưỡng đề nghị cho tinh giản biên chế hàng năm

 – Thư­ờng xuyên học tập, bồi d­ưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề để nâng cao chất lư­ợng dạy và học.

 Xây dựng được độ ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng dạy học tốt.

 – Tăng cường bồi d­ưỡng giúp đỡ kết nạp quần chúng tích cực vào Đảng cộng sản Việt Nam ( kết nạp 6 đảng viên mới).

 – Tổ chức đánh giá phân loại CB, GV, NV chính xác để bố trí sử dụng hợp lý.

 2.2. Đổi mới công tác quản lý.

  * Nâng cao năng lực quản lý của Ban giám hiệu:

 – Tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi d­ưỡng nghiệp, đổi mới phư­ơng pháp, bồi d­ưỡng chuyên môn Tự học, tự nghiêm cứu, học tập các trư­ờng bạn để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức các hoạt động có hiệu quả cao.

 – Xây dựng  tác phong làm việc trong tr­ường học tốt tạo dựng được kỷ c­ương , nền nếp tốt.

 – Xây dựng kế hoạch có tính thiết thực, khả thi triển khai chỉ đạo kế hoạch một cách có hiệu quả.

 – Quan tâm chỉ đạo thực hiện các nền nếp chuyên môn: Dự giờ, rút kinh nghiệm, hội giảng…

 – Quản lý có hiệu quả các hoạt động của tổ chuyên môn.

 – Đi đầu trongviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy- học.

 – Quan tâm bồi d­ưỡng đội ngũ cốt cán chuyên môn, bố trí, sử dụng đội ngũ phù hợp với năng lực, sở tưr­ờng của từng ng­ười.

 – Hiệu trư­ởng, hiệu phó thực sự mẫu mực, chí công vô t­ư,là hạt nhân đoàn kết trong nhà trư­ờng, tích cực đi đầu trong đổi mới phư­ơng pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi.Tạo đ­ược niềm tin của giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh của  tr­ường.

 3) Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ.

 – Tăng cường cơ sở vật chất bằng các nguồn: Xin cấp ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên, xã hội hoá giáo dục. đảm bảo đúng pháp luật, thiết thực và hiệu quả.

 – Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, dạy và học đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

 – Đầu tư công nghệ: máy tính, máy chiếu, các trang thiết bị dạy- học. Có phương án dần thay thế máy tính cũ, lạc hậu.

 – Tích cực tìm tòi đổi mới quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, công nghệ có hiệu quả.

 4) Nguồn lực tài chính.

 4.1. Nguồn ngân sách:

 Dự kiến kinh phí nhà nước cấp từ năm 2010 đến năm 2015:19.195.000.000 đòng, phân bổ hàng năm như sau:

 – Năm 2010: 2.081.000.000 đồng

 – Năm 2011:

   + 2.764.000.000 đồng

   + 1.600.000.000 cấp từ kinh phí thành phố xây dựng nhà đa chức năng.

 –  Năm 2012: 2.919.000.000 đồng

 –  Năm 2013: 3.300.000.000 đồng

 –  Năm 2014: 3.500.000.000 đồng

 –  Năm 2013: 3.600.000.000 đồng

  Sử dụng tốt, có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp, tiết kiệm để đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

 4.2. Nguồn kinh phí xã hội hoá:

  Vận động xã hội hoá để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo thiét thực, công khai minh bạch tài chính.

  Dự kiến  huy động kinh phí xã hội hoá từ  năm 2010 đến năm 2015: 1.556.000.000  đồng phân bổ từng năm như sau:

 + Năm 2010- 2011: 286.000.000 đồng.

 + Năm 2011- 2012: 370.000.000 đồng.

 + Năm 2012- 2013: 330.000.000 đồng

 + Năm 2013-2014: 340.000.000 đồng

 + Năm 2014- 2015: 350.000.000 đồng.

 5) Hệ thống thông tin.

 – Năm 2012 đã đầu tư

 + Đường truyền Intenet cáp quang ;

 +Mua mới: 24 máy vi tính Thay thế 24 máy cũ từ năm 2005;

 + Máy chiếu đa năng: 14 chiêc (mua mới 11 máy chiếu đa năng);

 + Phòng học ngoại ngữ: 1 phòng 40 ca bin. 

 – Phát huy tốt hệ thống công nghệ thông tin hiện có. Tiếp tục đầu tư trang thiét bị hiện đại. Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ khai thác và sử dụng hệ thống thông tin có hiệu quả.

 – Xây dựng hoàn chỉnh Website của trường để phụ huynh truy cập nắm vững tình hình học tập của con em.

 6) Quan hệ với cộng đồng.

 -Làm tốt công tác xã họi hoá giáo dục để Đang, chính quyền địa phương chăm lo giáo dục học sinh. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường- gia đình- xã hội.

 7) Lãnh đạo quản lý.

 Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đaọ, quản lý nhà trường. Sự cần thiêt  thay đổi ở Trường THCS Hoàng Hoa Thám ở tất cả các lĩnh vực có như vậy mới tạo được động lực cho sự phát triển của nhà trường. Lãnh đạo, quản lý thay đổi một số công việc: Sắp xếp điều chỉnh cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp; các hoạt động; tăng cường kiểm tra đánh giá đối với giáo viên, đối với học sinh theo đúng các quy định.

            Việc xác định mục tiêu, kế hoạch chocác năm năm học được công khai dân chủ bàn bạc và đảm bảo tính khả thi, sát với thực tế của trường. Kế hoạch được chuyển tới từng thành viên của trường và giao cho mỗi tổ 1 bản kế hoạch để thực hiện.

            Xác định các mục tiêu, các chuẩn mực phải đạt ngay từ đầu năm.

           Xây dựng trường đoàn kết thân thiện, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp thân thiện với học sinh; học sinh tích cực tự giác biết kính trọng thấy cô, thương yêu bạn bè, biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, cơ sở vật chất của nhà trường, hạn chế đánh điện tử, ăn quà

  Để nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục hiệu trưởng xác định: Việc đánh giá phân xếp loại đội ngũ và bố trí hợp lý là hết sức quan trọng. Phải đánh giá chính xác, bố trí đúng người đúng việc thì mới phát huy được năng lực sở trường của từng cá nhân từ đó họ mới đóng góp được nhiều cho nhà trường. Kiên quyết không bố trí những người năng lực yếu vào các công việc quan trọng, không phù hợp với họ. Trong quá trình phân công, sử dụng đội ngũ khi cần thiết vẫn phải điều chỉnh.

           Bố trí những giáo viên có năng lực vào một số vị trí quan trọng và hiệu trưởng trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ họ, bước đầu họ rất tích cực và hoàn thành các công việc hiệu trưởng giao. Qua việc bố trí đã tạo được sự thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với những giáo viên, nhân viên này. Đồng thời góp phần làm cho bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả hơn.

 V) TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

           Kế hoạch chiến lược giai đoạnh 2010- 2015 được điều chỉnh tháng 6 năm 2012 yêu cầu:

 – Các tổ chuyên môn, hành chính, các bộ phận công tác của trư­ờng căn cứ kế hoạch để xây dựng, cụ thể hoá các hoạt động của tổ, bộ phận công tác theo hư­ớng tích cực, thiết thực và khả thi.

 – Cán bộ, giáo viên, nhân viên căn cứ kế hoạch để xây dựng chư­ơng trình công tác phù hợp thiết thực và hiệu quả.

 Trên đây là điều chỉnh Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2010 – 2015 của Trư­ờng THCS Hoàng Hoa Thám, yêu cầu toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nghiêm túc thực hiện.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *