Tiểu sử Hoàng Hoa Thám.

TIỂU SỬ

HOÀNG HOA THÁM (1858 – 1913)

         Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Hoàng Hoa Thám sinh năm 1858 tên thật là Trương Văn Thám, thời trẻ có tên Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau lên ở làng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Bố là Trương Văn Thận mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời bố mẹ Hoàng Hoa Thám rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập nghĩa quân Nùng Văn Vân ở Sơn Tây.
Năm 16 tuổi ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870- 1875).
Năm 1884 Hoàng Hoa Thám ra nhập nghĩa binh Trần Quang Loan. Năm 1895 ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang. Sau khi Cai Kinh chết ông đứng dưới cờ nghĩa của Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.
Năm 1892 Đề Nắm hy sinh ông trở thành  lãnh tụ tối cao của phong trào Yên Thế. Đề Thám tiếp tục hoạt động lập căn cứ Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh “ Hùm xám Yên Thế”. Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận đánh  khiến cho quân Pháp kinh hoàng tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối     ( tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom ( thág 2 năm 1892).
Trong 3 năm (1893- 1895) thực dân Pháp huy động lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa như thất bại.
Năm 1894 nghĩa quân giảng hoà với Pháp để củng cố lực lượng. Tháng 10. 1895 Pháp bội ước mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế nhằm tiêu diệt nghĩa quân nhưng thất bại.
Từ năm 1897 đến năm 1905 Nghĩa quân hoà hoãn với Pháp mở rộng căn cứ, củng cố lực lượng, nghĩa quân có bước phát triển mới căn cứ được mở rộng, xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến.
Ông thường được gọi là Đề Thám, suốt gần 30 năm, nghĩa quân Yên Thế do ông lãnh đạo lập khu tự trị, củng cố lực lượng, vũ khí. Nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Bội ChâuPhan Chu Trinh, đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám bàn kế hoạch hành động khiến ông thêm quyết tâm kháng chiến đến cùng và quyết liệt hơn trước.
Năm 1909 thực dân Pháp tập trung lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám nghĩa quân anh dũng chống trả  gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp.
Ngày 10 tháng 2 năm 1913, Hoàng Hoa Thám hy sinh tại khu vực Hố Nấy cách chợ Gồ gần 2 km.
Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài gần 30 năm, ghi một dấu son lịch sử kháng pháp thời cận đại.
Ngày nay, tên ông và Yên Thế được đặt cho nhiều đường phố, vườn hoa, trường học ở Việt Nam.
Thể theo nguyện vọng của giáo viên, học sinh, nhân dân phường Cốc Lếu ngày 17 tháng 01 năm 1997 Uỷ ban nhân dân Thị xã Lào Cai quyết định đổi tên trường THCS Cốc Lếu thành Trường THCS Hoàng Hoa Thám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *